voucher

Nệm Foam là gì? Đừng mua nếu chưa hiểu rõ?

Contents

TOP NỆM FOAM BÁN CHẠY NHẤT

-40%
3.660.0006.720.000
-38%
2.380.0005.580.000
-42%
4.780.0009.550.000
-38%
1.660.0003.860.000

Nệm foam là gì?

Trước khi tìm hiểu nệm foam là gì, hãy cùng tìm hiểu về foam. Foam là chất liệu nhân tạo, gồm hàng triệu hạt khí kết nối chặt chẽ với nhau tạo nên cấu trúc đặc với khả năng nâng đỡ cao. “Foam” lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1300 và được ứng dụng rộng rãi cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Tùy theo nhu cầu cũng như mục đích sử dụng mà chúng ta có thể tạo ra nhiều loại foam với sự cải tiến chất lượng tốt nhất. Nệm từ chất liệu foam sẽ có tính linh hoạt cao, độ đàn hồi và khả năng nâng đỡ cơ thể tốt. Nệm foam có khối lượng nhẹ hơn nhiều so với nệm cao su và nệm lò xo. Hơn nữa, đây còn được biết đến là loại nệm có độ bền cao với thời gian sử dụng khoảng từ 10 – 15 năm.

– Cấu trúc tạo nên sự khác biệt Foam cấu trúc mở thường có các hạt foam không đóng kín hoàn toàn, vẫn có không gian để không khí lưu thông.
– Foam cấu trúc mở có tính mềm mại, thoáng khí hơn nên được ứng dụng rộng rãi trong ngành khoa học vũ trụ, ngành nội thất, nệm gối v.v

– Foam cấu trúc đóng có các vách ngăn không khí tràn vào

– Do tính chất cứng, ít thấm nên foam cấu trúc đóng sẽ được sử dụng trong các ngành công nghiệp hàng không, logistic, giày dép v.v

 

Các loại Foam phổ biến trong ngành công nghiệp giấc ngủ

Nhiều năm gần đây, Foam đang nhận được sự quan tâm rộng rãi nhờ tính ứng dụng cao, đặc biệt là trong dòng sản phẩm phục vụ cho giấc ngủ tại Việt Nam nhờ khả năng tùy chỉnh cao ngay từ khâu sản xuất, đảm bảo sự nâng đỡ vượt trội so với các chất liệu khác. Đặc biệt là Các loại Nệm Foam cũng như Gối Foam.

Memory foam

Chất liệu Memory foam có độ đặc cao nên có tính kháng lực rất tốt và tạo được sự đàn hồi hoàn hảo. Có khả năng tương thích theo cơ thể cao.

HR foam

Với độ đặc cao từ 2,5 đến 2,8 nên có tính kháng lực rất cao, cấu trúc phân tử chặt chẽ nên có sự đàn hồi cực kỳ tốt. Độ bền cao và những cấu trúc tế bào của HR Foam cho phép nệm dễ dàng trở về trạng thái ban đầu cũng như khả năng phân chia áp lực trên một diện rộng, giúp ích trong việc giảm đau hay chữa trị bệnh đau lưng, cột sống,…

Graphene foam

Đây là loại foam được tích hợp Graphene – một vật chất có khả năng tản nhiệt cao nhất hiện nay.

Nhờ vậy, Graphene foam có khả năng tản nhiệt vượt trội, giữ cho giấc ngủ của bạn luôn mát mẻ.

PU foam

Có độ đặc không quá cao, bền chắc, giúp nệm luôn chắc chắn và bền bỉ.

PU foam có khả năng ngăn cách chuyển động, giữ cho nệm ổn định ngay cả khi người cạnh bên bạn chuyển mình.

Vì sao nệm foam có cấu trúc đa tầng foam?

Review ưu điểm của Nệm Foam

Nâng đỡ theo độ cong tự nhiên của cột sống

Nệm foam (hay đệm Foam) thường có cấu tạo nhiều lớp, cộng với sự linh hoạt của foam nên loại nệm này dễ dàng tương thích và nâng đỡ cơ thể, tạo cảm giác thoải mái cho mọi kiểu nằm khác nhau.

Giải tỏa lực ép

Khi nằm, nệm memory foam không tạo ra phản lực ngược lại trên cơ thể mà tản lực sang hai bên, nên cơ thể bạn sẽ được thư giãn hoàn toàn.

Thoáng mát

Chất liệu foam có cấu trúc mở nên có độ thoáng khí cao, không gây hầm bí khi sử dụng, đảm bảo cảm giác mát mẻ, dễ chịu khi nằm suốt 4 mùa

Trọng lượng nhẹ, tính linh hoạt cao

Nhờ cấu tạo từ các hạt khí có cấu trúc mở nên nệm foam thường có trọng lượng nhẹ hơn các loại nệm làm bằng chất liệu khác cùng kích thước. Hơn nữa, cấu trúc này rất linh hoạt, giúp sản phẩm có thể được ép cuộn gọn gàng khi đóng gói.

An toàn cho sức khỏe

Các loại nệm foam uy tín sẽ được kiểm định nghiêm ngặt. Bạn nên tìm hiểu và chọn nệm có chứng nhận an toàn CertiPUR-US – chứng nhận quốc tế nghiêm ngặt về foam từ Hoa Kỳ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng cũng như độ bền bỉ và thân thiện với người dùng.

Nhược điểm của đệm Foam

Độ bền

Nệm foam có tuổi thọ khá cao, khoảng từ 7-10 năm, tuy nhiên lại không bền bỉ bằng nệm cao su thiên nhiên với tuổi thọ 10-12 năm. Trên thực tế, các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên sử dụng nệm từ 8-10 năm bởi thời gian sử dụng càng lâu thì bụi bặm, các tác nhân gây kích ứng bám lâu ngày trên nệm càng nhiều, dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Có thể có mùi khi mới sử dụng

Đây là mùi tự nhiên của foam nhưng cũng có thể gây cảm giác khó chịu cho một vài người. Tuy nhiên, mùi sẽ biến mất sau thời gian ngắn sau khi bắt đầu sử dụng.

Các lầm tưởng phổ biến khi sử dụng nệm Foam

Ngủ trên nệm foam rất nóng!

Sự thật là, những chiếc nệm làm từ foam hiệu suất cao giúp tăng 95% luồng không khí khi so sánh với nệm truyền thống. Như nệm memory foam của Ru9, ngoài foam hiệu suất cao còn được bọc bằng vỏ thoáng khí, đồng nghĩa với việc ngủ trên nệm foam không bị nóng so với nệm chất liệu khác.

Giá thành của nệm cao

Đúng là có một số sản phẩm mang giá thành rất cao, đặc biệt là các nệm memory foam nhập khẩu và phải chịu nhiều loại thuế khác nhau trước khi đến tay người tiêu dùng. Hơn nữa, nếu bạn mua nệm từ đại lý, quá trình nệm được đưa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng sẽ phải trải qua khá nhiều đại lý trung gian, gây ra tình trạng đội chi phí và giá thành. Tuy nhiên, không phải nệm memory foam lúc nào cũng đắt. So sánh trên thị trường, nệm Ru9 được đưa trực tiếp từ nhà máy sản xuất đến nhà của bạn mà không đi qua bất kỳ đại lý trung gian nào. Do vậy, giá thành sản phẩm mà bạn phải trả hoàn toàn là giá trị thực mà bạn nhận được.

Dễ bị xẹp, sụt lún khi sử dụng

Sự thật là, tình trạng này chỉ xảy ra nếu foam trong nệm bạn đang sử dụng  là loại kém chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ không đảm bảo. Ngoài ra, các loại nệm với chất liệu foam quá mỏng cũng rất dễ bị xẹp sau thời gian sử dụng.

Bạn nên cân nhắc các sản phẩm nệm với foam có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín. Bạn cũng thể cân nhắc sử dụng các loại nệm foam đa tầng có độ dày từ 15cm trở lên, chẳng hạn như nệm memory foam Ru9 Original và nệm Nest by Ru9. Với độ dày hợp lý cùng thiết kế đa tầng, các loại nệm này giúp nâng đỡ cơ thể một cách tối ưu và phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người cao tuổi mà vẫn không xảy ra tình trạng sụt lún.

Mùi hôi

Bản thân foam mới khi chưa sử dụng sẽ có mùi, cũng giống như khi bạn mua một quyển sách mới vậy. Mùi này thường không quá khó chịu và sẽ biến mất dần sau thời gian sử dụng. Nếu bạn cảm nhận được mùi hôi khó chịu như mùi hóa chất thì khả năng cao là loại foam được sử dụng cho sản phẩm nệm bạn đang nằm được sản xuất công nghiệp với nguyên liệu và quá trình không đảm bảo.

Để hạn chế mùi khó chịu và đảm bảo chất lượng nệm, khi mua một chiếc nệm hay gối foam, hãy đảm bảo rằng sản phẩm đạt chứng nhận CertiPUR-US từ Hoa Kỳ với các tiêu chuẩn sau:

– Quy trình sản xuất gối ngủ và nệm ngủ không gây hại đến tầng ozon

– Sản phẩm không sử dụng chất làm chậm cháy có hại (PBDEs, TDCPP, TCEP)

– Sản phẩm không chứa thủy ngân, chì và kim loại nặng. – Sản phẩm không chứa formaldehyde (chất gây hại sức khỏe và môi trường)

– Chất liệu foam không chứa Phthalates được quy định theo Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ

– Quá trình sản xuất nệm có mức độ khí thải VOC thấp (nhỏ hơn 0.5 trên phần triệu)

Bề mặt nệm mềm hay cứng

Sự thật là, mềm hay cứng vốn dĩ nằm ở cảm giác khác nhau của mỗi người. Chiếc nệm phù hợp là chiếc nệm đem lại sự thoải mái, cảm giác êm ái khi bạn nằm và có thể nâng đỡ cột sống bạn một cách trọn vẹn nhất. Nếu bạn đang phân vân trong việc chọn một chiếc nệm foam phù hợp, hãy tìm đến những thương hiệu cho phép bạn thử ngay tại nhà trước khi mua nệm, chẳng hạn như nệm memory foam Ru9 với chính sách 100 đêm ngủ thử để bạn trải nghiệm ngay tại nhà mà chẳng sợ rủi ro. Trong vòng 100 ngày, bạn hoàn hoàn có thể hoàn trả lại nệm và nhận lại tiền 100% mà không tốn phí.

Nệm Foam

 

Bí quyết vệ sinh nệm Foam

Sau một thời gian sử dụng, nệm rất dễ bám bụi bẩn. Bạn có thể dễ dàng vệ sinh tại nhà qua các bước sau:

– Bước 1: Dùng máy hút bụi để nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn trên nệm sau quá trình sử dụng.

– Bước 2: Tháo rời lớp vỏ bọc của nệm và mang đi giặt.

– Bước 3: Trộn một ít bột baking soda với giấm tạo hỗn hợp sệt. Bôi hỗn hợp lên vùng chứa các vết bẩn cứng đầu trên nệm và đợi trong vài phút. Sau đó, dùng khăn lau sạch hỗn hợp trên, các vết bẩn sẽ biến mất nhanh chóng.

– Bước 4: Hãy rắc đều bột baking soda lên bề mặt nệm và đợi trong vòng từ 30 đến 60 phút. Bột sẽ hút sạch những mùi hôi khó chịu trên nệm.

– Bước 5: Dùng máy hút bụi để hút sạch baking soda đã rắc trên nệm. Điều này cũng giúp loại bỏ hoàn toàn các bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc còn sót lại ra khỏi nệm. 

– Bước 6: Lặp lại các bước trên, nếu vết bẩn và mùi hôi vẫn còn đọng lại trên nệm. Nên chọn những ngày có nắng to để lớp vỏ bọc nệm khô nhanh hơn. Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời cũng giúp diệt sạch vi khuẩn hiệu quả. 

Bạn cần cân nhắc điều gì khi chọn nệm foam?

Phù hợp với tư thế ngủ

Nếu cơ thể không được nâng đỡ tốt khi ngủ, bạn sẽ tỉnh dậy trong sự mỏi mệt, đau nhức. Nệm foam là giải pháp tuyệt vời cho vấn đề này, tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc tư thế ngủ của mình để chọn sản phẩm phù hợp.
Nếu bạn thích nằm ngửa hoặc nằm sấp khi ngủ, hãy chọn nệm foam có độ cứng vừa phải để nâng đỡ cột sống. Nếu bạn là người thích ngủ nghiêng, nệm memory foam mềm mại nâng niu theo cơ thể sẽ là lựa chọn lý tưởng.

TOP NỆM FOAM BÁN CHẠY NHẤT

-40%
3.660.0006.720.000
-38%
2.380.0005.580.000
-42%
4.780.0009.550.000
-38%
1.660.0003.860.000
Select the fields to be shown. Others will be hidden. Drag and drop to rearrange the order.
  • Image
  • SKU
  • Rating
  • Price
  • Stock
  • Availability
  • Add to cart
  • Description
  • Content
  • Weight
  • Dimensions
  • Additional information
Click outside to hide the comparison bar
Compare